BenThanh Tourist tung khuyến mại ‘35 tuổi vàng - ngập tràn ưu đãi’
Theo thông tin từ tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, 1 trong 5 nhóm ngành nghề có tỷ lệ nhập học cao là xã hội nhân văn và sư phạm. Lý do đây là nhóm ngành liên quan trực tiếp đến sự vận động của xã hội, của quá khứ, hiện tại và tương lai, liên quan trực tiếp đến con người, giúp định hình xã hội phát triển cân bằng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi mọi thứ nhưng mối quan hệ giữa con người với con người vẫn vô cùng quan trọng, không thể thay đổi.Đây là lĩnh vực mà các ngành có tính ổn định rất cao. Lĩnh vực nhân văn luôn nằm trong top 5 nhóm ngành nghề có tỷ lệ nhập học cao. Còn sư phạm cũng là nhóm ngành trọng yếu, chỉ tiêu được xác định theo nhu cầu địa phương, nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.Các ngành khoa học xã hội nhân văn và sư phạm dễ học nên số lượng đăng ký rất đông. Lĩnh vực này ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào quá trình làm việc rất lớn, dự báo một số ngành nghề trong lĩnh vực này có quy mô lao động hẹp lại. Ví dụ app dạy tiếng Anh do AI dạy. Tuy nhiên nó chỉ ảnh hưởng hiệu suất làm việc chứ không thay thế được vai trò của con người.Bạn trẻ sợ hãi vì bị quay phim, chụp hình lén nơi công cộng
Bản tin Xem nhanh 12h ngày 14.3.2025 của Báo Thanh Niên có những thông tin đáng chú ý sau:Ngày thống nhất đất nước đã sắp tròn 50 năm, và để kỷ niệm sự kiện trọng đại này, một màn xếp hình nghệ thuật hoành tráng đang được hợp luyện.Hơn 1.900 cán bộ, chiến sĩ tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội) đã tham gia, tái hiện những khoảnh khắc lịch sử đầy tự hào. Đặc biệt, sự xuất hiện của lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cùng những tiết mục diễu binh, múa súng đã tạo điểm nhấn mạnh mẽ. Dù vất vả luyện tập trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng tất cả đều quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, mang đến màn trình diễn ấn tượng nhất.Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, gộp các xã – những đề xuất đang thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân. Nhưng một câu hỏi đặt ra: Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính, chúng ta có phải làm lại các loại giấy tờ như sổ đỏ, thẻ căn cước hay không? Câu trả lời là không bắt buộc. Tuy nhiên, sẽ có một số thay đổi liên quan đến địa chỉ trên giấy tờ.Theo quy định mới, sổ đỏ, thẻ căn cước vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi hết thời hạn. Người dân chỉ cần đổi giấy tờ khi có nhu cầu hoặc muốn cập nhật địa chỉ mới. Đặc biệt, nếu đổi căn cước do thay đổi địa chỉ hành chính, người dân không phải nộp lệ phí.Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại vụ việc được cho là xảy ra tại một siêu thị ở Hà Nội vào chiều 12.3. Một người mẹ đã thẳng tay tát nhân viên bán hàng sau khi con trai bị nghi ngờ trộm cắp.Theo hình ảnh từ đoạn camera an ninh tại quầy thu ngân cho thấy, người mẹ và nữ nhân viên siêu thị lớn tiếng tranh cãi. Người phụ nữ bức xúc và yêu cầu kiểm tra camera và trả tiền cho món đồ mà con trai mình đã lấy.Phía nhân viên khẳng định đã tận tay bắt được đứa trẻ lấy đồ, nhưng sau đó bé đã để lại. Sau một hồi đôi co, người mẹ mất bình tĩnh, lớn tiếng quát tháo và bất ngờ tát mạnh vào mặt nhân viên siêu thị, khiến nhiều người xung quanh sững sờ.Tất cả sẽ có trong Bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Kính mời quý vị theo dõi.Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 15.3.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Dọc miền thổ ngữ
Ngày 4.3.2025, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP.Nam Định (tỉnh Nam Định), cho biết đơn vị đã ban hành văn bản yêu cầu các bên liên quan xác minh sự việc người dân tố bị Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên (TP.Nam Định) ép mua hũ tro cốt với giá cao.Văn bản nêu rõ, hiện nay, trên mạng xã hội đang lan truyền clip phản ảnh việc Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên không cho gia đình thân nhân người chết mang quách hoặc hũ tro cốt từ bên ngoài vào trong công ty để đựng tro cốt sau khi thiêu, mà công ty bắt ép phải mua quách hoặc hũ tro cốt của đơn vị bày bán với giá cao.Cùng với chi phí phát sinh thêm 3,5 triệu đồng nếu muốn lấy cốt đẹp. Hợp đồng dịch vụ thiêu ban đầu 4,5 triệu đồng, thế nhưng khi đến nơi vào làm hợp đồng thì bên tư vấn viên chỉ tư vấn mức giá 8 triệu đồng và 10 triệu đồng (tức là bỏ qua gói 4,5 triệu đồng và chỉ chắc chắn nói có 2 mức gói 8 và 10 triệu đồng).Trước đó, ngày 3.3, tài khoản T.C đã đăng tải hình ảnh, clip về nhân viên Công ty CP Thanh Bình An Lạc Viên "ép" người dân mua quách giá cao khiến dư luận phẫn nộ. Trong đoạn clip, những người mặc đồ tang tỏ rõ sự bức xúc khi bị nhân viên cơ sở hỏa táng yêu cầu mua quách và hũ tro cốt với giá lên đến 9 - 10 triệu đồng.
Trong năm 2024, quy mô tín dụng của ACB đạt 581 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% so với năm trước, liên tiếp 9 năm vượt trên mức trung bình của ngành. Tăng trưởng nhanh nhưng ACB vẫn duy trì được chất lượng tài sản hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,51% - một trong những tỷ lệ thấp trong ngành. Với hướng đi chiến lược gia tăng quy mô kết hợp quản trị rủi ro thận trọng, ACB đã tạo nên nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển. Tổng quy mô huy động của ACB trong năm 2024 gồm tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá đạt 639 nghìn tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2023, phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ CASA cải thiện từ 22,9% của năm 2023 lên 23,3% vào năm 2024, giúp ACB tăng lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh doanh thông qua gia tăng nguồn vốn chi phí thấp.Đầu tư mạnh mẽ cho chuyển đổi số trong giai đoạn 2019 - 2024, ACB đã phát triển Ngân hàng số ACB ONE thành kênh kinh doanh trọng yếu song song với ngân hàng truyền thống. Nhờ đó ACB đã mở rộng thêm kênh huy động và thu hút thêm tệp khách hàng mới, gia tăng thị phần. ACB đạt được mức tăng trưởng kép với tỷ lệ số lượng giao dịch online tăng 98% cùng giá trị giao dịch online tăng 75% trong giai đoạn này. ACB vẫn đáp ứng tốt các quy định về an toàn tài chính trong khi tăng trưởng mạnh về quy mô: tỷ lệ LDR 78%, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 18,8%. Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất CAR trên 12%, vượt yêu cầu tối thiểu 8% theo quy định của NHNN. Hệ số rủi ro bình quân đối với tài sản có được kiểm soát ở mức ~70%, thuộc nhóm thấp nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại. Lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023. Đây là kết quả phù hợp với chiến lược tăng trưởng quy mô, đầu tư thúc đẩy gia tăng thị phần cùng với việc ACB đã tích cực thực hiện các giải pháp linh hoạt như giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế, đồng hành cùng khách hàng vượt qua khó khăn theo định hướng của NHNN trong năm qua. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng 11,4% nhờ tăng trưởng quy mô tín dụng, trong khi thu nhập từ phí dịch vụ tăng 10,8% nhờ đa dạng các nguồn thu phí. Tỷ lệ CIR được kiểm soát tốt, giảm xuống còn 32,5%. ROE đạt 22%, thuộc nhóm cao nhất ngành, cho thấy khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của ACB đạt mức tốt. Nhìn lại giai đoạn chiến lược 2019-2024, lợi nhuận trước thuế của ACB đã tăng gần gấp 3 lần trong vòng 5 năm trong khi tỷ lệ ROE liên tục giữ ở mức 22-25%, khẳng định đà tăng trưởng bền vững.ACBS là một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính của ACB và đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của tập đoàn. Năm 2024, ACBS ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 839 tỷ, tăng trưởng 72% so với năm 2023. Sự tăng trưởng đến từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi, trong đó dư nợ cho vay margin tăng 90% so với 2023, đạt 8,7 nghìn tỷ đồng.ACBS sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cấp sản phẩm, đồng thời phối hợp chặt chẽ với ACB trong việc bán chéo sản phẩm để gia tăng giá trị cho khách hàng trong thời gian tới.Năm 2024, ACB nhận được đánh giá cao từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế và trong nước. Fitch Ratings đã nâng triển vọng của ACB từ "Ổn định" lên "Tích cực". Bên cạnh đó, Moody's và tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập FiinRatings cũng ghi nhận năng lực sinh lời ổn định và chiến lược quản trị rủi ro thận trọng của ACB với mức xếp hạng cao trong các NH TMCP tại VN. ACB còn được vinh danh với nhiều giải thưởng danh giá như "Ngân hàng có Quản trị công ty tốt nhất Việt Nam 2024" và "Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2024" của Global Banking and Finance Review; "TOP 3 Financial Large Cap có hoạt động IR được Định chế tài chính đánh giá cao nhất" do Vietstock, Hiệp hội VAFE và Tạp chí FiLi tổ chức; "TOP 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2024" của Forbes; và "TOP 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024" của Nhịp Cầu Đầu Tư.
Đề nghị công khai thông tin dự án của Vingroup tại Quảng Trị để chặn sốt ảo
Bản Ghi nhớ (MOU) hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng, lao động thời vụ Việt Nam đi làm việc tại Phần Lan giữa Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam và Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan đã ký kết vào sáng nay, 13.1 tại Hà Nội.Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung, quan hệ hai nước đang chuyển dần từ đối tác phát triển sang hợp tác cùng có lợi và mối quan hệ hữu nghị này ngày càng phát triển tốt đẹp với những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên. Đặc biệt trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973 - 2023). Năm 2024, các hoạt động trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước như chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (3.2024); Tổng Bí thư Tô Lâm gặp Tổng thống Phần Lan Alecxander Stubb tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (24.9.2024), đã góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa hai nước.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong những năm gần đây, mỗi năm Việt Nam đưa gần 160.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 2023 đưa 159.986 lao động, năm 2024 đưa gần 159.000 lao động) và hiện nay có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Từ cuối năm 2023 đến nay, Bộ LĐ-TB-XH đã chấp thuận đăng ký của 3 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Việt Nam có hợp đồng cung ứng 134 lao động đi làm việc tại Phần Lan. Đến nay đã có 55 lao động đi làm việc tại Phần Lan, với thu nhập ổn định từ 1.500 - 2.000 euro/tháng, điều kiện làm việc và phúc lợi xã hội khá tốt. Bản Ghi nhớ hợp tác giữa 2 nước có giá trị trong vòng 5 năm từ năm 2025 - 2030. Qua đó thiết lập quan hệ đối tác về di cư lao động giữa hai bên tham gia trong giới hạn thẩm quyền tương ứng của mỗi bên và theo luật pháp, thủ tục, nguồn lực hiện hành, tôn trọng các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế.